Chuyển tới nội dung
Vải Polyester là gì?

Vải Polyester là gì?

    Viết bởi: blogger Vũ Mạnh Tuấn, xuất bản ngày 19/10/2022.

    Hiện nay, chúng ta thường nghe nhiều về chất liệu cấu thành lên các mẫu đồ thể thao là Polyester. Đây là loại vải rất phổ biến nhiều năm trở lại đây, dù rằng Polyester là loại vải nhân tạo (chúng ta thường yêu thích các chất liệu tự nhiên) nhưng điều này không làm sự phổ biến của nó giảm đi. 

    Hãy cùng Trivela.vn tìm hiểu xem vải Polyester có gì đặc biệt mà được ứng dụng rộng rãi vậy nhé.

    1. Nguồn gốc xuất hiện

    Được xuất hiện vào khoảng những năm 1950 bởi hai nhà hóa học James Tennant Dickson và John Rex Whinfield, Polyester thuộc nhóm polyme có mắt xích trong các mạch chính là este, có bốn dạng chính của Polyester là: Filament, sợi thô, xơ và fiberfill. Với đặc tính chống nước và nhiệt tốt, Polyester được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ thời trang thể thao.

    Vải polyester có những loại nào?

    1. Ethylene Polyester
    : còn được gọi là PET, là loại polyester phổ biến nhất trên thị trường. Trong hầu hết các ngữ cảnh, từ “polyester” đồng nghĩa với “PET” mặc dù có các loại polyester khác.

    2. Polyester dựa trên thực vật: Ưu điểm chính của polyester gốc thực vật là loại vải này có thể phân hủy sinh học. Tuy nhiên, polyester có nguồn gốc từ thực vật sẽ tốn nhiều chi phí sản xuất hơn và nó có thể kém bền hơn so với các sản phẩm dệt tương đương PET hoặc PCDT.

    3. Polyester PCDT: Mặc dù polyester PCDT không phổ biến như polyester PET, nhưng nó có tính đàn hồi cao hơn, điều này làm cho nó trở nên lý tưởng cho một số ứng dụng nhất định. Polyester PCDT cũng bền hơn polyester PET, vì vậy loại vải này thường được ưa chuộng cho các ứng dụng nặng như vải bọc và rèm cửa.

    2. Quy trình sản xuất vải Polyester

    Quá trình tạo ra vải Polyester khá phức tạp, chúng ta hãy đến với 4 bước chính trong quá trình sản xuất để hiểu hơn về loại vải đặc biệt này .


    Quy trình sản xuất vải Polyester

    2.1. Phản ứng hóa học (trùng hợp)

    Hỗn hợp chất tạo nên Polyester gồm ethylene glyco và dimethyl terephthalate được xúc tác và đun ở nhiệt độ 100-250 độ C nhằm tạo ra Monomer. Sau đó hợp chất này được cho tiếp xúc với axit telephthlic ở nhiệt độ cao (280 độ C) để cuối cùng tạo ra sợi Polyester. 

    2.2. Làm mát và sấy khô

    Sau khi được tạo ra, Polyester nóng chảy dạng lỏng. Sau đó quá trình làm mát được diễn ra, khi nguội Polyester sẽ cơ bản có được tính chất khá cứng. Nó được sấy khô để hoàn thiện tính chất của loại vải này.

    2.3. Hình thành sợi


    Quá trình tạo sợi vải Polyester

    Sau khi được làm khô, Polyester lại được hóa lỏng một lần nữa ở nhiệt độ 280 độ C để đặc tính tốt nhất của nó được hình thành. Và tiếp đến chất lỏng này được đùn qua lỗ nhỏ để chính thức hình thành sợi vải và được bệt soắn lại như ta vẫn thấy. 

    Cũng trong quá trình này polyester được gia cường thêm vài chất phụ trợ để có được đặc tính chống nước và nhiệt.

    2.4. Kéo thành sợi

    Ngay lập tức khi hình thành sợi và được thêm chất phụ trợ, sợi Polyester còn mềm dẻo được máy kéo giãn nhiều lần để có được đường kính đủ nhỏ. Độ mịn và cứng của vải sẽ được quyết định rõ ở khâu này. Cuối cùng nó được cuộn tròn trong các ống cứng.

    3. Ưu nhược điểm

    3.1. Nhược điểm


    Sẽ khá khó chịu nếu mặc đồ vải Polyester vào mùa nóng

    Vải Polyester có tính chất tích điện khá mạnh, sẽ gây khó chịu chút đặc biệt vào mùa lạnh. Và một yếu tố nữa khiến nó bị điểm trừ là khá nóng, không thoáng mát như vải cotton nên không phải là lựa chọn hàng đầu trong mùa hè nóng bức.

    3.2. Ưu điểm

    3.2.1. Dễ làm mới, là ủi

    Vải Polyester giữ được phong dáng rất tốt, nên việc là ủi và bảo quản rất dễ dàng. Khác hoàn toàn với loại vải khác sẽ nhăn nhó khi bị gập lâu.

    3.2.2. Chịu nhiệt và nước tốt


    Vải Polyester chống nước tốt

    Đây là tính chất đặc trưng khiến vải Polyester nổi bật hơn các loại vải khác. Vì chống nước tốt, loại vải này sẽ không lưu ẩm nên không gây nấm mốc vào thời tiết nhiệt đới ẩm ướt.

    3.2.3. Chống co rút, mài mòn

    Do được tạo ra từ nguồn gốc dầu mỏ, vải Polyester có độ bền siêu hạng. Khả năng chống mài mòn tốt, độ cứng của nó cũng giúp chống kéo giãn quá mức.

    3.2.4. Giá rẻ

    Loại vải này có giá thành rất rẻ vì được sản xuất công nghiệp với số lượng rất lớn. Cùng với đó, chất liệu gốc là polyme quá phổ biến trên thế giới nên việc đầu vào là không quá khó khăn.

    4. Ứng dụng của vải Polyester

    4.1. Quần áo

    Ứng dụng phổ biến của Polyester là nguyên liệu chính sản xuất quần áo, tính chất chịu nhiệt, ẩm mốc và chống nhăn tốt khiến nó là chất liệu hoàn hảo để làm ra những bộ quần áo bền đẹp.


    Quần áo vải Polyester

    4.2. Giày thể thao và balo

    Nhiều đôi giày thể thao hiện nay được chế tạo dựa vào loại vải chống nhăn này. Vì giúp đôi giày không vị nứt nẻ khi người dùng bẻ gập bàn chân. Nó tốt hơn rất nhiều so với da vì tính chất này, làm cho đôi giày không bị xấu đi theo thời gian.

    Nhiều balo hiện nay cũng áp dụng vải Polyester triệt để bởi khó có loại vải nào phù hợp hơn cho chiếc balo, vật dụng mà sẽ trải qua rất nhiều nắng mưa.


    Balo làm từ vải Polyester

    4.3. Các đồ dùng sinh hoạt khác

    Chăn ga gối đệm, là những sản phẩm cũng được ứng dụng từ vải Polyester khá phổ biến. Đa số các tính năng của loại vải từ sợi nhân tạo này rất phù hợp cho các đồ dùng cần thẩm mỹ và linh hoạt cao khi sử dụng.

    Hãy đánh giá *
    [Total: 0 Average: 0]